Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và thẻ chân trắng

1. Bệnh đen mang hoặc tím mang nỗi đầu, ký sinh

Nguyên nhân: Do đáy ao bẩn, khí độc NH3, NO2, H2S…

Xử lý: Dùng Enzym APAC PR liều 250cc cho ao nuôi 5000m3 nước. Nếu đáy ao ô nhiễm cao dùng liên tiếp 3 lần. Mở máy sục khí liên tục.

2. Bệnh chết sớm (EMS)

Nguyên nhân: Đến nay thì bệnh này chưa có kết luận chính xác nguyên nhân gây bệnh, theo kết luận ban đầu của GS. Donald Lightner là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (dòng A3) ký sinh trong ruột tôm, khi chúng kết hợp với một phase (virut đặc hiệu) thì chúng bắt đầu tiết ra độc tố làm cho tôm bị hoại tử gan, ruột rồi chết.

Dấu hiệu nhận biết: Tôm chậm lớn, lờ đờ tấp mé, ruột bị gãy khúc không có thức ăn có nhiều dịch ruột, gan nhợt nhạt, có thể chuyển sang trắng, gan teo chai có trường hợp sưng to, tôm mềm vỏ, bún rộ trên mặt nước và chết nhanh sau đó.

Giải pháp: Lựa chọn con giống sạch bệnh, nuôi theo qui trình biofloc, qui trình vi sinh có lợi lấn át vi sinh có hại, sử dụng kháng sinh (không khuyến cáo), nuôi kết hợp với cá rô phi…

3. Bệnh phân trắng

Nguyên nhân: Do nguyên sinh động vật, vi khuẩn… gây ra trong ruột tôm làm hư đường ruột, tôm thải phân ra có màu trắng và nổi trên mặt nước (thấy nhiều ở phía dưới gió). Bệnh thường xuất hiện ở những ngày nắng nóng kéo dài, tôm ăn nhầm thức ăn bị nấm mốc, môi trường ao nuôi có tảo giáp, môi trường bị ô nhiễm.

Giải pháp: Lựa chọn con giống sạch bệnh, phòng và trị bệnh giống như bệnh chết sớm (EMS) ở trên.

4. Bệnh đốm trắng đỏ thân

Nguyên nhân: Do virut đốm trắng (WSSV) gây nên, bệnh xuất hiện nhiều vào đầu mùa mưa, những ngày mưa nắng thất thường, nhiệt độ giao động ngày và đêm lớn là điều kiện thuận lợi để virut phát triển.

Giải pháp: Lựa chọn con giống sạch bệnh, tăng cường đề kháng bằng cách cho ăn vitamin C, bổ gan, betaglucan. Phải tuân thủ nghiêm ngặt biện pháp nuôi tôm an toàn sinh học để quản lí môi trường ao nuôi tôm tốt nhất.

5. Bệnh taura-TSV (đốm đen)

Nguyên nhân: Do virut Picomavirut gây ra bệnh xuất hiện vào những ngày mưa kéo dài và bệnh có thể gây ra chết đồng loạt. Bệnh có những đốm đen xuất hiện trên vỏ tôm, những đốm này ăn sâu vào cơ thịt làm tôm không lột xác được, toàn thân tôm có màu hồng. Bệnh sẽ bùng phát dữ dội hơn và chết đồng loạt nếu như mưa kéo dài.

Giải pháp: Lựa chọn con giống sạch bệnh, phòng trị bệnh tổng hợp, nuôi an toàn sinh học. Có trường hợp tôm bị đốm đen tương tự nhưng không phải do virut gây ra mà do nấm Fusar-iumsp ký sinh trên lớp vỏ. Nếu tôm bị bệnh do nấm thì chúng ta có thể phòng trị bằng cách diệt khuẩn để loại bỏ nấm, bổ sung thêm khoáng để kích thích tôm lột xác thì sẽ khỏi bệnh.

6. Bệnh đục cơ

Nguyên nhân: Do virut IMNV, do vi bào tử trùng gây ra trên cả Sú và thẻ chân trắng hoặc do thiếu khoáng và oxy kéo dài trên tôm thẻ chân trắng.

Giải pháp: Lựa chọn con giống sạch bệnh và phòng trị bệnh tổng hợp. Đối với trường hợp đục cơ do thiếu khoáng hoặc thiếu oxy kéo dài thì cần cung cấp khoáng vào ao nuôi, trộn khoáng cho ăn và tăng cường oxy cho ao nuôi.

Xem thêm: Làm web – thiết kế website giá rẻ

Leave Comments

Scroll
0344.177.996
0344177996